Luyện tập Mệnh đề (Dễ)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tìm phát biểu mệnh đề

    Tìm phát biểu là mệnh đề.

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Mệnh đề là câu khẳng định có thể xác định được tính đúng hay sai của nó. Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.

    Suy ra “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam.” là mệnh đề.

  • Câu 2: Nhận biết
    Tìm phát biểu không phải mệnh đề.

    Tìm phát biểu không phải mệnh đề.

    Hướng dẫn:

    Buồn ngủ quá!” là mệnh đề.

  • Câu 3: Nhận biết
    Tìm mệnh đề chứa biến.

    Tìm mệnh đề chứa biến.

    Hướng dẫn:

    x + 2 = 11.” là mệnh đề chứa biến.

  • Câu 4: Nhận biết
    Tìm mệnh đề đúng.

    Tìm mệnh đề đúng.

    Hướng dẫn:

    Tổng của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ khi cả hai số đều là số chẵn. là mệnh đề sai: Ví dụ: 1 + 3 =
4 là số chẵn nhưng 1,\ 3 là số lẻ.

    Tích của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ khi cả hai số đều là số chẵn. là mệnh đề sai: Ví dụ: 2.3 =
6 là số chẵn nhưng 3 là số lẻ.

    Tổng của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi cả hai số đều là số lẻ. là mệnh đề sai: Ví dụ: 1 + 3 =
4 là số chẵn nhưng 1,3 là số lẻ.

    Chọn Tích của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi cả hai số đều là số lẻ.

  • Câu 5: Nhận biết
    Tìm x để có mệnh đề đúng

    Với giá trị thực nào của x mệnh đề chứa biến P(x):2x^{2} - 1 < 0 là mệnh đề đúng?

    Hướng dẫn:

    Thay x = 0 vào P(x) ta được - 1 < 0 là mệnh đề đúng.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Xét tính đúng sai của mệnh đề

    Cho mệnh đề chứa biến P(n):``n^{2} - 1 chia hết cho 4” với n là số nguyên. Xét xem các mệnh đề P(5)P(2) đúng hay sai?

    Hướng dẫn:

    Thay n = 5n = 2 vào P(n) ta được các số 24 \vdots 43 không chia hết cho 4. Vậy P(5) đúng và P(2) sai.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Có bao nhiêu mệnh đề trong các câu sau?

    Có bao nhiêu mệnh đề trong các câu sau?

    Hôm nay trời đẹp quá!

    Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới.

    Năm 2018 là năm nhuận.

    Hướng dẫn:

    Câu “Hôm nay trời đẹp quá!” không phải là mệnh đề. Các câu còn lại đều là mệnh đề.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Có bao nhiêu mệnh đề trong các câu sau?

    Có bao nhiêu mệnh đề trong các câu sau?

    Số nguyên dương là số tự nhiên khác 0.

    Bạn hãy cố gắng, nhất định bạn sẽ thành công.

    Tổng các góc của một tam giác là 180{^\circ}.

    Cố lên, sắp đến nơi rồi!

    Hướng dẫn:

    Câu “Số nguyên dương là số tự nhiên khác 0.” và “Tổng các góc của một tam giác là 180{^\circ}.” là mệnh đề.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Có bao nhiêu mệnh đề trong các câu sau?

    Có bao nhiêu mệnh đề trong các câu sau?

    Ở đây đẹp quá!

    Phương trình x^{2} - 9x + 2 = 0 vô nghiệm.

    16 không là số nguyên tố.

    Số \pi có lớn hơn 3 hay không?

    Hướng dẫn:

    Câu “Phương trình x^{2} - 9x + 2 =
0 vô nghiệm.” và “16 không là số nguyên tố.” là mệnh đề.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề

    Tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề P:\sqrt{2} \leq 2.

    Hướng dẫn:

    Mệnh đề phủ định là: \overline{P}:\sqrt{2} > 2.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Viết mệnh đề sau bằng cách sử dụng kí hiệu

    Viết mệnh đề sau bằng cách sử dụng kí hiệu \forall hoặc \exists: “Mọi số nhân với 1 đều bằng chính nó”.

    Hướng dẫn:

    Mệnh đề được viết lại bằng kí hiệu: \forall x \in R,\ x.1 = x.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Mệnh đề phủ định của A là

    Cho mệnh đề A:\forall x
\in R,x^{2} - x + 7 < 0”. Mệnh đề phủ định của A là:

    Hướng dẫn:

    Phủ định của \forall\exists.

    Phủ định của <\geq.

    Mệnh đề phủ định của A: \exists x \in R,x^{2} - \ x + 7 \geq
0.

  • Câu 13: Vận dụng
    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

    Hướng dẫn:

    Xét mệnh đề \forall n\mathbb{\in N},n^{2}
+ 1 không chia hết cho 3:

    TH1: n = 3k với k\mathbb{\in N}, ta có: n^{2} + 1 = (3k)^{2} + 1 = 9k^{2} + 1 không chia hết cho 3.

    TH2: n = 3k + 1 với k\mathbb{\in N}, ta có: n^{2} + 1 = (3k + 1)^{2} + 1 = 9k^{2} + 6k +
2 không chia hết cho 3.

    TH3: n = 3k + 2 với k\mathbb{\in N}, ta có: n^{2} + 1 = (3k + 2)^{2} + 1 = 9k^{2} + 12k +
5 không chia hết cho 3.

    \Rightarrow \forall n\mathbb{\in
N} thì n^{2} + 1 không chia hết cho 3.

  • Câu 14: Vận dụng
    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

    Hướng dẫn:

    Với n = 1\mathbb{\in N} ta có: 1^{2} > 1 là mệnh đề sai

    \Rightarrow Mệnh đề n"" alt=""\forall n\mathbb{\in N},n^{2} > n"" /> là mệnh đề sai.

  • Câu 15: Vận dụng
    Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây:

    Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây:

    Hướng dẫn:

    Với x = 0 > - 3 nhưng x^{2} = 0 < 9 \Rightarrow Mệnh đề \forall x\mathbb{\in R},x > - 3
\Rightarrow x^{2} > 9 sai.

    Với x = - 4 \Rightarrow x^{2} = 16 >
9 nhưng - 4 = x > 3 là mệnh đề sai \Rightarrow Mệnh đề \forall x\mathbb{\in R},x^{2} > 9
\Rightarrow x > 3 sai.

    Với x = - 4 \Rightarrow x^{2} = 16 >
9 nhưng - 4 = x > - 3 là mệnh đề sai \Rightarrow Mệnh đề \forall x\mathbb{\in R},x^{2} > 9
\Rightarrow x > - 3 sai.

    Chọn đáp án \forall x\mathbb{\in R},x
> 3 \Rightarrow x^{2} > 9.

  • Câu 16: Vận dụng
    Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào:

    Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào:

    Hướng dẫn:

    Với n = 3\mathbb{\in N \Rightarrow}n^{2}
\vdots 9 nhưng n không chia hết cho 9.

    Chọn đáp án \forall n\mathbb{\in N},n^{2}
\vdots 9 \Rightarrow n \vdots 9.

  • Câu 17: Vận dụng
    Mệnh đề nào sau đây đúng?

    Cho n là số tự nhiên, mệnh đề nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Với n\mathbb{\in N} thì n(n + 1) là hai số tự nhiên liên tiếp \Rightarrow n(n + 1) là số chẵn\Rightarrow n(n + 1) \vdots
2

    Với n\mathbb{\in N} thì n(n + 1)(n + 2) là ba số tự nhiên liên tiếp \Rightarrow trong 3 số n,n + 1,n + 2 có 1 số chia hết cho 3.

    \Rightarrow n(n + 1)(n + 2) \vdots
3

    \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}
n(n + 1)(n + 2) \vdots 3 \\
n(n + 1)(n + 2) \vdots 2 \\
\end{matrix} ight.

    \Rightarrow n(n + 1)(n + 2) \vdots
6.

    Chọn đáp án \forall n,n(n + 1)(n +
2)là số chia hết cho 6.

  • Câu 18: Vận dụng
    Mệnh đề nào sau đây đúng?

    Cho x là số thực mệnh đề nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Với x = 10 \Rightarrow x^{2} = 100 >
5 nhưng - \sqrt{5} < 10 <
\sqrt{5} là mệnh đề sai \Rightarrow mệnh đề \forall x\mathbb{\in R},x^{2} > 5 \Rightarrow -
\sqrt{5} < x < \sqrt{5} sai.

    Với x = - 10 \Rightarrow x^{2} = 100 >
5 nhưng - 10 > \pm
\sqrt{5} là mệnh đề sai \Rightarrow mệnh đề \forall x\mathbb{\in R},x^{2} > 5 \Rightarrow x
> \pm \sqrt{5} sai.

    Với x = 3 \Rightarrow x^{2} = 9 >
5 nhưng 3 \geq 5 \vee 3 \leq -
5 là mệnh đề sai \Rightarrow mệnh đề \forall x\mathbb{\in R},x^{2} > 5 \Rightarrow x
\geq 5 \vee x \leq - 5 sai.

    Chọn đáp án \forall x\mathbb{\in R},x^{2}
> 5 \Rightarrow x > \sqrt{5} \vee x < - \sqrt{5}.

  • Câu 19: Vận dụng
    Mệnh đề nào sau đây có mệnh đề phủ định là mệnh đề đúng:

    Mệnh đề nào sau đây có mệnh đề phủ định là mệnh đề đúng:

    Hướng dẫn:

    Ta có: mệnh đề "\exists x\mathbb{\in
Q}:x^{2} = 2" là mệnh đề sai vì x^{2} = 2 \Leftrightarrow x = \pm
\sqrt{2}\mathbb{otin Q} nên không có bất kì giá trị x\mathbb{\in Q} nào thỏa mãn x^{2} = 2. Vì mệnh đề "\exists x\mathbb{\in Q}:x^{2} =
2" là mệnh đề sai nên mệnh đề phủ định của nó là mệnh đề đúng.

    \Rightarrow Chọn đáp án \exists x\mathbb{\in Q}:x^{2} = 2.

  • Câu 20: Vận dụng
    Trong các mệnh đề sau tìm mệnh đề đúng?

    Trong các mệnh đề sau tìm mệnh đề đúng?

    Hướng dẫn:

    Với x = \frac{1}{2}\mathbb{\in
R} thì x > x^{2}
\Rightarrow mệnh đề \exists
x\mathbb{\in R}:x > x^{2} là mệnh đề đúng.

    Chọn đáp án \exists x\mathbb{\in R}:x
> x^{2}.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (25%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (40%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 114 lượt xem
Sắp xếp theo